logo

Tư vấn &hỗ trợ

Các loại vật liệu làm khung xương thi công trần nhựa – tường nhựa

Các loại vật liệu làm khung xương thi công trần nhựa - tường nhựa

Khung xương thi công trần nhựa là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thi công trần nhựa nano. Không chỉ có tác dụng liên kết trần tường và tạo ra một bề mặt chịu lực để nâng đỡ toàn bộ hệ trần nano, khung xương còn là yếu tố cốt lõi tạo hình trần cũng như quyết định đến độ bền, sự an toàn của hệ trần trong quá trình sử dụng. Vậy chất liệu để làm hệ khung xương này gồm có mất loại? Ưu nhược điểm của từng loại ra sao?  

Khung xương sắt hộp

Sắt hộp là loại vật liệu không còn quá xa lạ trong ngành xây dựng, cơ khí. Chất liệu sắt hộp thường được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích sử dụng đa dạng từ làm khung trần nhựa, làm cột mái hiên, làm giá đỡ và nhiều ứng dụng khác.  

Sắt hộp là vật liệu làm xương khá phổ biến để thi công tấm ốp nhựa
Sắt hộp là vật liệu làm xương khá phổ biến để thi công tấm ốp nhựa

Khi được gia công thành hình khối, sắt hộp sẽ có độ dày từ 0.5 đến 5.2mm, độ dài thanh có thể tới 6m. Sắt hộp còn được gọi là thép hộp với hai hình dáng phổ biến là hình vuông và hình chữ nhật. Trên thị trường hiện nay, có 2 dòng sắt hộp phổ biến nhất là sắt hộp đen và sắt hộp mạ kẽm.

Sắt hộp đen  

Sắt hộp đen có đặc điểm rất bền, chịu lực siêu tốt, không bị biến dạng quá nhiều trước mọi tác động ngoại lực. Bề mặt của sắt hộp đen có bề mặt đen bóng. Nhược điểm của loại xương này là rất dễ bị rỉ sét khi tiếp xúc với mưa nắng trong thời gian dài, do đó người ta sẽ không sử dụng xương sắt hộp đen cho khu vực ngoài trời. Và để khắc phục được nhược điểm này của sắt hộp đen sắt hộp mạ kẽm đã ra đời.

Xương sắt hộp đen
Xương sắt hộp đen

Sắt hộp mạ kẽm 

Đúng với tên gọi của mình, sắt hộp mạ kẽm được đánh giá rất cao bởi khả năng chống chịu mọi tác động nhờ lớp phủ kẽm chất lượng trên bề mặt. Loại xương này có thể ứng dụng cho đa dạng vị trí cả trong nhà và ngoài trời cùng khả năng chống oxy hóa cực tốt. Với những ưu điểm có được, sắt hộp mạ kẽm sẽ có giá thành cao sắt hộp đen rất nhiều.  

Khung xương thạch cao

Khung xương thạch cao thường được sử dụng để làm trần nhựa
Khung xương thạch cao thường được sử dụng để làm trần nhựa

Khung xương thạch cao là loại khung được làm bằng vật liệu có cấu tạo từ nhôm, bề mặt bên ngoài được phủ một lớp hợp kim nhôm kẽm giúp tăng độ bền và đảm bảo khung không bị rỉ sét trong quá trình sử dụng. Khung xương thạch cao được ứng dụng rộng rãi để thi công trần – vách thạch cao. Bên cạnh đó, các loại trần nhôm hoặc trần nhựa nano cũng có thể sử dụng hệ khung xương thạch cao này.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công trần nhựa nano giật cấp chi tiết cực dễ dàng

Thanh đà nhựa

Thanh đà nhựa là vật liệu hàng đầu hiện nay được sử dụng làm khung xương cho các loại tấm ốp có trọng lượng nhẹ như lam sóng nhựa giả gỗ, tấm PVC vân đá. Thông thường kích thước của thanh đà nhựa sẽ có độ dày 14mm, chiều ngang 40cm, chiều dài 2,5m. Chất liệu nhựa được sử dụng có thể là nhựa PVC hoặc nhựa Composite. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà có thể lựa chọn được loại xương có chất liệu phù hợp. Xương từ nhựa Composite sẽ có giá thành cao hơn, trọng lượng nặng hơn xương nhựa PVC. 

Thanh xương treo 

Thanh xương treo thường được sử dụng để thi công thanh lam trần nhựa
Thanh xương treo thường được sử dụng để thi công thanh lam trần nhựa

Đây là một loại xương đặc biệt được sử dụng làm hệ khung khi thi công thanh nan trần. Thanh xương treo thực tế sẽ là một thanh sắt có phủ một lớp sơn chống gỉ màu đen, các cạnh của xương sẽ có các lỗ tròn để quá trình lắp ốc vít treo thanh lên trần, chiều dài cố định của thanh xương này có thể lên tới 3m. 

Xương gỗ nhựa 

Thanh đà gỗ nhựa thường được sử dụng cho các công trình ngoại thất
Thanh đà gỗ nhựa thường được sử dụng cho các công trình ngoại thất

Khung xương bằng gỗ nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà ở hiện nay. Các thanh đà có thành phần gồm hạt nhựa và bột gỗ, ghi ghép lại với nhau sẽ tạo ra một hệ khung gỗ nhựa vững chắc có độ bền vượt trội. Trên thị trường hiện nay, sẽ có 2 loại thanh đà gỗ nhựa là lỗ đặc và thanh đà rỗng ruột. 

Cách cố định hệ khung xương cho trần – tường nhựa

Thi công trần nhựa chắc chắn cần có hệ khung xương, tuy nhiên đối với tường nhựa còn tùy thuộc vào hiện trạng tường để có phương án thi công phù hợp. Bề mặt tường bị bong tróc, ẩm mốc, bị bở bục và không được chắc chắn thì cần phải đi hệ khung xương. Còn đối với bề mặt tường sơn mới, chủ nhà muốn thay đổi cho không gian được mới lạ hơn thì không cần đi hệ xương. 

Cách lắp hệ khung xương cho tấm nhựa ốp trần – tường sẽ cụ thể như sau: 

Bước 1: Tiến hành đo đạc và xác định vị trí khung xương 

Vị trí khung xương cần được đô đạc kỹ lưỡng và thống nhất cụ thể giữa bên thi công – chủ nhà. Đối với các thanh xương ngang sẽ cách tường và trần không quá 10cm. Thanh xương dọc sẽ được cố định trên 2 đầu thanh xương nằm ngang. 

  • Khoảng cách giữa các thanh đà ngang sẽ giao động từ 60 – 70cm.
  • Khoảng cách thanh dọc sẽ xa hơn từ 1.5m đến 2m tùy theo cụ thể từng công trình. 

Bước 2: Cố định hệ khung xương lên trần – tường 

Cố định hệ khung xương lên trần để chuẩn bị thi công tấm ốp nhựa
Cố định hệ khung xương lên trần để chuẩn bị thi công tấm ốp nhựa

Dùng các đoạn thép ngắn kích thước 10x10x10cm cùng khoảng cách các ngàm là 50mm sau đó cố định xương thẳng lên tường hoặc trần.

Tại các vị trí giao điểm của các thanh đà, sử dụng râu thép – nở sắt để gắn kết giúp đảm bảo phần khung được cứng cáp và chắc chắn. Cuối cùng, sau khi hệ khung đã được điều chỉnh đảm bảo với các tiêu chí đúng phẳng, thẳng đứng thì tiến hành hàn khung với râu thép cùng với đó cắt bỏ đi phần râu thép thừa. 

Khung xương được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng khi thi công trần nhựa nano – tường nhựa. Do đó, để đảm bảo được độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cho công trình, anh/chị nên lựa chọn loại khung xương chất lượng. Nếu anh chị cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với Haroma nhé!

Lê Hạ

Lê Hạ

Kinh doanh trong thời đại mới, và doanh nghiệp muốn bùng nổ nhất định phải đưa công việc đó lên lên INTERNET

Tags : tấm pvc vân đá

Share :

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức mới