Trần giật cấp là một hệ trần đang rất phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế nội thất nói riêng với nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ so với các loại trần truyền thống. Với điểm nhấn là những khối hình nghệ thuật đẹp, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng,… nếu muốn tăng thẩm mỹ cho không gian sống, bạn hãy tham khảo ngay loại trần giật cấp này. Để giúp gia chủ có thêm những kiến thức đầy đủ hơn, trong bài viết này, Haroma sẽ gửi tới quý anh/chị những thông tin liên quan đến trần giật cấp cũng như đặc điểm và phân loại chi tiết trong bài viết sau.
Trần giật cấp là gì?
Trần giật cấp là một loại trần được thiết kế với các lớp xếp chồng lên nhau, tạo thành các cấp liên tiếp. Hệ trần này không chỉ làm cho căn hộ trở nên sâu sắc hơn mà còn tăng cường ấn tượng và tạo cảm giác rộng rãi cho toàn bộ không gian. Không chỉ có tính thẩm mỹ hoàn hảo, trần giật cấp còn giúp che đi hệ thống dây điện trong nhà.
Điều này làm cho không gian trở nên gọn gàng và hiện đại hơn. Được biết, mô hình trần này có thể được áp dụng vào nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại.
Đặc điểm của trần giật cấp
Hệ trần giật cấp sẽ bao gồm các thành phần sau:
Thứ nhất, hệ khung xương: Không riêng trần giật cấp, bất cứ loại trần nào khi thi công cũng đều phải có trước một hệ khung xương. Bộ phận này sẽ được coi như một hệ giá đỡ, giúp chịu tải trọng của toàn bộ hệ trần. Khung xương sẽ bao gồm các thanh xương đà được kết nối với trần và các góc tường.
Thứ 2, các cấp giật: Bề mặt trần sẽ không đồng nhất và được chia thành nhiều mặt phẳng có sự liên kết với nhau. Mỗi mặt phẳng sẽ được chia thành một cấp nhật, ví dụ như trần nhựa giật 1 cấp, trần thạch cao giật 2 cấp hay trần gỗ giật 3 cấp.
Thứ 3, về tính năng: Trần giật cấp giúp mang lại sự linh hoạt và tăng tính thẩm mỹ cho không gian cũng như nâng cao vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà. Loại trần này cũng được đánh giá cao về cách thiết kế đèn, tạo ra các hệ đèn hắt sáng lung linh cho căn phòng. Loại vật liệu làm trần nếu được lựa chọn thông minh sẽ giúp không gian được nổi bật và độc lạ hơn cả.
Có những loại trần giật cấp phổ biến nào hiện nay?
Thi công trần nhà giật cấp có thể sử dụng rất nhiều vật liệu khác nhau như tấm ốp nhựa nano, tấm thạch cao, tấm ván gỗ tự nhiên/công nghiệp, tấm tôn/tấm nhôm. Mỗi loại trần sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể đó là:
Trần nhựa giật cấp
Trần nhựa giật cấp là loại trần sử dụng tấm ốp nhựa nano hoặc tấm PVC vân đá để thi công. Hệ trần này sẽ đi trước một hệ khung xương giật cấp sẵn, có tác dụng vừa giúp nâng đỡ vừa giúp tạo kiểu giật cấp, giúp quá trình thi công được nhanh và thuận tiện nhất.
Tấm ôp nhựa sử dụng làm trần giật cấp với họa tiết, mẫu mã và họa văn sắc nét sẽ giúp không gian được thẩm mỹ hơn.
Xem thêm: Trần nhựa nano và trần thạch cao nên chọn loại nào tốt hơn?
Trần thạch cao giật cấp
Đây là loại trần được làm bằng hệ khung xương chuyên dụng và lắp giật cấp bằng các tấm thạch cao. Hệ trần này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm thi công rất cao.
Trần gỗ giật cấp
Trần gỗ giật cấp thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên hoặc các tấm ván gỗ công nghiệp. Cũng tương tự như trần nhựa, các tấm ván gỗ sẽ được cố định lên trần thông qua bộ khung xương đã tạo hình sẵn để tạo nên một tổng thể hình khối độc đáo, ấn tượng.
Trần tôn/ trần nhôm giật cấp
Hai vật liệu tôn và nhôm đều được đánh giá cao bởi độ bền, khả năng chống ẩm cực tốt. Bề mặt tấm nhôm với thiết kế dạng sóng nổi chìm sẽ giúp cho không gian được độc đáo hơn bao giờ hết.
Trần nhựa giật cấp – loại trần được ưa chuộng nhất hiện nay
Trong nhiều năm trở lại đây, trần giật cấp được biết đến là loại trần có lượng tìm kiếm và ứng dụng nhiều nhất. Vậy lí do gì mà hệ trần này lại được yêu thích đến vậy?
Thứ nhất, trần nhựa nano dễ thi công
Tấm nhựa nano để ốp trần giật cấp có trọng lượng nhẹ hơn thạch cao, tôn và gỗ nên quá trình thi công cũng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Quá trình thi công sẽ tiến hành lắp con ke vào hèm và cố định bằng đinh vít inox. Điều này sẽ giúp các tấm được giữ chắc chắn lên trên trần hoặc tường.
Thứ 2, kháng mối mọt, kháng cong vênh, kháng nấm mốc cực tốt
Với khả năng chống nước tuyệt đối, hệ hèm thiết kế thông minh giúp các tấm sẽ được khít nhau hơn giúp đảm bảo nước sẽ không bị rò vào bên trong, không ảnh hưởng đến chất liệu và kết cấu tấm.
Thứ 3, mẫu mã trần nhựa giật cấp đẹp
Với các họa tiết đa dạng từ vân đá, vân gỗ, vân mây, vân trơn,… sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của gia chủ. Bên cạnh đó, trần nhựa nano cũng là nơi tiếp xúc với ít nắng nên sẽ bền màu, không bị cong vênh co ngót, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian suốt 20 – 30 năm.
Thứ 4, Thành phần cốt nhựa trắng nguyên sinh
Giúp hạn chế cháy, ngăn chặn ngọn lửa lan nhanh trong. Bên cạnh đó, cốt nhựa trắng sẽ không có mùi khó chịu, đảm bảo an toàn với sức khỏe các thành viên trong gian đình.
Thứ 5, cách nhiệt – cách âm cực tốt
Với cấu tạo tấm nhựa có các lỗ rỗng giúp âm thanh đi vào được tiêu biến một phần, hạn chế hấp thụ nhiệt giúp cho không gian nhà được mát mẻ thoải mái mỗi khi bước vào.
Các mẫu trần nhựa giật cấp đẹp nhất
Tổng hợp những mẫu trần nhựa giật cấp đẹp mà anh chị nhất định không nên bỏ qua nếu muốn cải tạo trần nhà mình.
Trần nhựa giật cấp thực sự là một yếu tố không thể thiếu trong không gian sống hiện đại. Anh/chị đang quan tâm và mong muốn được tư vấn về vật liệu làm trần giật cấp cũng như báo giá hoàn thiện chi tiết vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại thông tin tại đây:http://baogia.halethi.com/ Haroma Việt Nam sẽ giải đáp nhanh chóng nhất.