Thi công trần nhựa nano – tường nhựa nano không dùng ke chỉ bôi keo dán thì tấm có bị rơi không? Nếu đây là câu hỏi của các bác thì nhất định không nên bỏ qua bài viết này. Vì rất có thể các bác đang hiểu lầm về cách thi công tấm ốp tường nano. Và rất có thể, các bác đang thi công không đúng cách. Hãy cùng Haroma giải đáp câu hỏi trên và cách thi công tấm ốp nano ốp trần tường đúng kỹ thuật.
Thi công tấm nhựa nano mà không dùng ke thì có bị rơi tấm không?
Trong quá trình thi công tấm nhựa ốp tường nano, keo và ke sẽ là phụ kiện đi kèm không thể thiếu.
- Keo: loại keo chuyên dụng khi thi công tấm ốp nhựa, loại keo được sử dụng sẽ có chất lượng cao, khả năng kết dính tấm với bề mặt tường tốt giúp đảm bảo cho các tấm được giữ chắc trên bề mặt tường.
- Ke inox khi thi công tấm lên tường vừa giúp cố định tấm chắc chắn hơn vào hệ xương hoặc bề mặt tường, vừa có tác dụng bảo vệ cốt tấm không bị hư hại trong quá trình sử dụng lâu dài.
Do đó, để quá trình thi công trần nhựa nano hay tường nhựa nano được đảm bảo đúng kỹ thuật anh chị nhất định phải sử dụng ke để đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Nếu không dùng ke chỉ dùng keo dán thì chắc chắn rằng 99% các tấm nhựa sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ bị rơi. Đặc biệt là đối với các tấm ốp trần sẽ bị rụng và không đảm bảo an toàn cho các thành viên khi sinh hoạt trong nhà.
Những trường hợp cần lưu ý khi thi công tấm nhựa nano
Tấm ốp tường nano là dòng vật liệu ốp tường và ốp trần thế hệ mới, được sử dụng để trang trí, cải tạo nhà cũ bẩn, bong tróc với khả năng chống ẩm mốc, cong vênh, chống mối mọt cực tốt. Chính vì vậy các cách thi công tấm ốp tường nano làm trần nhựa nano hay để ốp tường cải tạo rất được quan tâm.
Bên cạnh việc sử dụng các phụ kiện chắc chắn phải có như keo, ke tùy thuộc vào tình trạng tường và hệ trần mà anh/chị cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau:
- Đi trước một hệ khung xương là điều vô cùng cần thiết khi thi công trần nhựa nano. Hệ khung cùng các thanh xương sẽ tạo ra một cấu trúc chắc chắn giúp phân bổ tải trọng, giữ tấm và tăng khả năng chịu lực của hệ trần. Đi trước hệ khung và trong quá trình thi công sẽ bôi keo lên xương, ốp tấm lên và cố định bằng ke bắt vít inox.
- Trường hợp tường nhà đã sử dụng lâu năm, xuống cấp trầm trọng, tường nhà bị bung nở, cốt nền không còn chắc thì nếu ốp tấm trực tiếp lên bề mặt tường, kể cả cố định bằng ke và keo inox thì sau một thời gian tấm vẫn sẽ bị bong ra là điều chắc chắn. Do đó, đi hệ khung xương sẽ rất quan trọng, hệ khung sẽ tạo ra một bề mặt phẳng, đảm bảo cho tấm ốp được giữ ổn định trên tường, giúp tấm không bị cong vênh hay biến dạng dưới tác động của ngoại lực. Cùng với đó, nên kết hợp sử dụng keo, ke và băng dính đen để tấm được cố định một cách tốt nhất.
Xem thêm: Trần nhựa nano – Xu hướng cải tạo trang trí nhà đẹp năm 2024 không nên bỏ qua
Các bước thi công tấm nhựa nano chuẩn nhất đảm bảo chắc chắn, không rơi rụng
Dưới đây là các bước thi công tấm ốp nhựa nano chuẩn nhất từ thợ chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm thực tế:
Bước 1: Khảo sát mặt bằng trước khi thi công trần nhựa nano
Tại bước này, các bác thợ sẽ tiến hành xác định diện tích tường, kích thước hệ khung xương và tính toán số lượng tấm nano cần thiết để thi công.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công
– Tấm nhựa nano
– Phụ kiện: keo, ke inox, bộ phào chỉ trang trí
– Máy bắt vít
– Keo dán chuyên dụng, băng dính đen hai mặt
– Máy cân bằng laser, thước
Bước 3: Đi hệ khung xương khi thi công trần nhựa nano
Loại khung xương phổ biến nhất sẽ là khung xương sắt hộp. Khoảng cách giữa các thanh đà sẽ giao động từ 20-30 cm đối với ốp trần và 45 – 60cm đối với ốp tường.
Lưu ý:
- Tùy thuộc vào loại trần phẳng hay trần giật cấp để có thể đi hình khung xương phù hợp.
- Đối với tường không bị bong tróc hay nấm mốc, sơn đẹp thì không cần đi hệ xương
- Tường sử dụng lâu năm, nấm mốc, bong tróc trầm trọng thì cần xử lý trước và đi hệ khung xương sau đó mới tiến hành thi công.
Bước 4: Đo đạc, cắt tấm theo kích thước đã xác định ban đầu
- Sau khi đã chuẩn bị xong hệ khung xương cần thiết
- Tiến hành đo đạc và cắt tấm ốp theo kích thước đã đo trước đó.
- Sử dụng máy cắt cầm tay hoặc dao rọc giấy để cắt tấm nano
Bước 5: Tiến hành thi công ốp các tấm lên hệ khung xương
- Đầu tiên, bôi keo lên hệ khung xương, dán thêm băng dính đen và ốp tấm đầu tiên lên.
- Lưu ý nên sử dụng máy cân bằng laser để căn để đảm bảo các tấm được đặt chính xác, không bị lệch ảnh hưởng đến các tấm ốp tiếp theo.
- Cài ke vào hèm âm bên ngoài của tấm, sau đó dùng máy bắn vít để cố định tấm vào hệ khung xương.
Lưu ý: Khi thi công tấm nano ốp trần lên hệ khung xương sắt hộp. Anh/chị nên dùng máy khoan bắt vít
Tiếp tục thực hiện ốp các tấm tiếp theo lên trần, ghép hèm dương của tấm này vào hèm âm của tấm kia cho đến hết diện tích cần thi công.
Bước 6: Che điểm kết thúc bằng phào trang trí, nẹp trang trí
Nhiều anh/chị băn khoăn không biết ở các vị trí kết thúc tấm, cổ trần, chân tường hay đầu ốc vít bị hở thì phải làm thế nào? Sẽ có một gợi ý cho anh/chị đó là dùng những cây phào, nẹp trang trí che đi.
Hiện nay tại tổng kho Haroma, đang có bộ hơn 12 mẫu phào chỉ có màu sắc và họa tiết khác nhau. Anh/chị có thể tham khảo các mẫu phào trang trí và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.
Bước 7: Hoàn thiện và vệ sinh công trình
Kiểm tra kỹ công trình thi công tấm nhựa nano đã hoàn thiện, đảm bảo chất lượng công trình và tiến hành vệ sinh phòng.
“Thi công tấm nhựa nano ốp trần – tường mà không dùng ke chỉ bôi keo dán thì tấm có bị rơi không?” thì chắc chắn qua bài viết trên đây bạn đã có thể trả lời được thắc mắc. Có thể thấy rằng, thực tế khi thi công tấm nhựa ốp tường nano sẽ có những vật tư phụ đi kèm với rất nhiều tác dụng để đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ cho công trình. Hãy tìm hiểu thật kỹ các bước cũng như kỹ thuật thi công chuẩn xác để có thể giám sát được chặt chẽ công trình. Và đừng quên theo dõi website của Haroma nhé!