logo

Tư vấn &hỗ trợ

Tại sao khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời cần phải có hệ khung xương?

Thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời cần phải có hệ khung xương

Sàn gỗ nhựa ngoài trời là dòng vật liệu ngoại thất đang được sử dụng ngày càng phổ biến cho nhiều công trình tại Việt Nam hiện nay. Khác với dòng sàn nội thất, khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời sẽ cần phải có một hệ khung xương. Vậy tác dụng của hệ khung xương này là gì? Có những chất liệu khung xương nào có thể sử dụng khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời? Cùng Haroma giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết sau. 

Tại sao khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời cần phải có hệ khung xương?

Sàn gỗ nhựa ngoài trời được đánh giá là vật liệu có giá thành rẻ nhất so với các loại sàn cùng phân khúc hiện nay. Việc lắp đặt sàn gỗ nhựa cần phải có kinh nghiệm và sự tỉ mỉ nhất định, trong đó đi trước hệ khung xương là một trong những bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và độ bền bỉ của sàn trong thời gian sử dụng. 

Hệ khung xương này sẽ có rất nhiều tác dụng:

Thứ nhất là tạo ra một mặt phẳng cứng và chắc để ngăn tấm sàn gỗ nhựa tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất. Điều này sẽ hạn chế được tối đa tình trạng sàn bị thấm nước dẫn tới việc ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sàn. 

Thứ hai là giúp tăng cường độ chịu lực và trọng lại cho sàn. Ngăn chặn tối đa hiện tượng cong vênh, ảnh hưởng tới cấu trúc từ đó giúp sàn được ổn định kết cấu dưới mọi tác động của thời tiết và khí hậu. 

Thứ 3 là chống nước và chống mối mọt: Hệ khung xương được lắp đặt để tạo ra một không gian dưới sàn, giúp thoát nước mưa và không khí lưu thông, giảm nguy cơ tích tụ nước dưới sàn và mối mọt tấn công. 

Chuẩn bị hệ khung xương chắc chắn và bằng phẳng phục vụ công trình thi công sàn gỗ nhựa
Chuẩn bị hệ khung xương chắc chắn và bằng phẳng phục vụ công trình thi công sàn gỗ nhựa

Thứ 4, đảm bảo được độ bền của sàn: Sự kết hợp giữa sàn gỗ nhựa và hệ khung xương giúp tăng độ bền của cả hệ thống sàn. Hệ khung xương bằng chất liệu tốt sẽ giúp chống nước và chịu lực tốt, đảm bảo chống mối mọt hoàn hảo. 

Thứ 5, dễ lắp đặt và bảo dưỡng: Hệ khung xương sẽ tạo ra một hệ thống khung đồng đều giúp quá trình thi công nhanh chóng, dễ dàng hơn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Bên cạnh đó, việc bảo trì hàng năm cũng được đảm bảo thuận tiện nhất. 

Tóm lại, việc sử dụng hệ khung xương khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời không chỉ tăng tính ổn định và độ bền của sàn, mà còn giúp bảo vệ hệ sàn trước mọi tác động của thời tiết, khí hậu hoàn hảo.

Những loại chất liệu khung xương phổ biến khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Có rất nhiều chất liệu khung xương có thể sử dụng để lắp sàn gỗ nhựa ngoài trời. Tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng, vị trí thi công và chi phí đầu tư mà gia chủ có thể lựa chọn được dòng vật liệu phù hợp nhất. 

Các loại xương sử dụng trong thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Các loại xương sử dụng trong thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Về khung xương, có nhiều loại khung xương để lắp đặt sàn gỗ ngoài trời khác nhau, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mục đích sử dụng và điều kiện thời tiết cũng như kinh phí của gia chủ. 

Dưới đây là một số loại khung xương phổ biến nhất: 

Khung xương INOX 304

Khung xương INOX 304 hay thấp hơn là inox 201 được đánh giá là hệ xương chắc chắn và có giá thành rẻ nhất hiện nay. Sản phẩm cứng cáp, chịu lực tốt và chống hoen gỉ trong thời gian dài sử dụng. 

Đối với chất liệu này, hệ khung xương sẽ có kích thước cụ thể là 20 x 40 x 1.2mm hoặc 30 x 30 x 1.2mm. Khoảng cách các thanh đà sẽ phụ thuộc vào kích thước tấm, và sẽ không vượt quá 40cm. 

Khung xương sắt hộp mạ kẽm

Khung xương sắt hộp mạ kẽm là một loại khung được làm từ ống hoặc hộp thép, sau đó được mạ kẽm để tăng cường khả năng chống ăn mòn và tạo ra một lớp bảo vệ chống thời tiết. Lớp mạ kẽm sẽ có tác dụng bảo vệ lớp sắt hộp khỏi tác động từ môi trường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chống ăn mòn và kéo dài tuổi thọ của hệ khung xương khi thi công sàn gỗ nhựa. 

Khung xương sát hộp được nhiều người lựa chọn để thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Khung xương sát hộp được nhiều người lựa chọn để thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Khung xương gỗ

Các loại gỗ thường được sử dụng để làm khung xương khi thi công sàn gỗ nhựa đó là gỗ dầu, gỗ sồi hoặc gỗ keo với khả năng chống mục, kết cấu ổn định và có độ bền cao. Bề mặt gỗ cũng sẽ được phủ một lớp chống mực, chống thấm để bảo vệ khung xương trước mọi tác động của môi trường., 

Khung xương composite 

Chất liệu khung xương này sẽ có thành phần gồm bột gỗ, bột nhựa và các chất phụ gia khác. Ưu điểm của loại khung xương này là rất dễ thi công, tuy nhiên nhược điểm lại rất dễ nứt gãy hay oxi hóa và khi bắt vít gỗ nhựa thường sẽ không được chắc chắn. 

Xương gỗ nhựa composite cũng là lựa chọn của nhiều người
Xương gỗ nhựa composite cũng là lựa chọn của nhiều người

Hướng dẫn thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời chi tiết

Để quá trình thi công sàn gỗ nhựa được nhanh, đảm bảo chất lượng anh/chị hãy tham khảo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị công cụ và vật tư thi công 

  • Các dụng cụ cần thiết như: máy cắt, máy khoan, máy bắn vít, thước đo, búa cao su 
  • Vật tư thi công gồm: sàn gỗ nhựa, nẹp kết thúc, ke nhựa, đinh vít inox không gỉ
  • Hệ khung xương.

Bước 2: Xử lý bề mặt kỹ lưỡng

Trước khi thi công cần đảm bảo bề mặt vị trí lắp sàn gỗ nhựa phẳng, nhẵn và có độ dốc tiêu chuẩn. Hãy thực hiện việc khảo sát mặt bằng để có thể hiểu rõ được mặt bằng và đưa ra được phương án thi công chuẩn xác và đảm bảo nhất. 

Bước 3: Tiến hành lắp đặt hệ khung xương 

Tùy thuộc vào chất liệu khung xương lựa chọn để đưa ra được khoảng cách hệ khung xương và đảm bảo được sự ổn định của sàn. 

Cụ thể, khoảng cách giữa các thanh đà là 37cm và được cố định chắc chắn xuống sàn bằng ke, vít inox. Độ dày của các thanh xương tối thiểu là 3cm.

Bước 4: Lắp đặt tấm sàn gỗ nhựa 

Các tấm sàn gỗ nhựa khi lắp cần phải vuông góc với khung xương và có sự đồng đều nhất định. Giữa các tấm sàn nên được cố định bằng ke nhựa và vít inox. 

Các bước thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Các bước thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Tấm sàn gỗ nhựa đầu tiên khi lắp cần cách tường một khoảng từ 1,5 đến 2cm. Sau đó dùng ke nhựa để bắt chặt tấm vào hệ khung xương sau đó lắp tấm sàn tiếp theo. Tiếp tục lắp sàn cho đến hết vị trí sàn.  

Bước 5: Hoàn thiện thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời và bảo trì sau khi thi công 

Cần đảm bảo các thanh sàn gỗ nhựa đồng đều, tại các vị trí kết thúc nên sử dụng nẹp V hoặc thanh đa năng để che đi để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Điều quan trọng khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời đó chính là hệ khung xương và đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật, lựa chọn dòng vật liệu sàn gỗ nhựa chất lượng. Hiện nay, tổng kho nhựa Haroma đang là đơn vị phân phối các sản phẩm sàn gỗ nhựa chất lượng chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Mọi thông tin chi tiết, anh/chị vui lòng để lại thông tin tại đây để được đội ngũ Haroma tư vấn chi tiết: https://baogia.halethi.com/ 

Lê Hạ

Lê Hạ

Kinh doanh trong thời đại mới, và doanh nghiệp muốn bùng nổ nhất định phải đưa công việc đó lên lên INTERNET

Tags : tấm pvc vân đá

Share :

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức mới