logo

Tư vấn &hỗ trợ

Hướng dẫn thi công sàn chịu lực làm gác xép, gác lửng

Hướng dẫn thi công sàn chịu lực làm gác xép, gác lửng

Hướng dẫn thi công sàn chịu lực làm gác xép, gác lửng chi tiết, đầy đủ các bước, đảm bảo đúng kỹ thuật. Trong các công trình nhà trọ, chung cư mini, việc xây dựng gác xép (gác lửng) để mở rộng diện tích đang được khá nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay.  Thi công sàn nhựa chịu lực, đặc biệt là ở những vị trí cao như gác xép, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách thi công sàn chịu lực cho gác xép, gác lửng. Mời anh/chị cùng tham khảo chi tiết nhé!

Ván sàn nhựa chịu lực là gì? Tại sao được ưa chuộng đến vậy?

Ván sàn chịu lực là loại vật liệu thế hệ mới được thiết kế để có thể chịu tải trọng lớn mà không bị biến dạng hay hư hỏng, giúp bảo đảm tính an toàn cho công trình và người sử dụng. Những tấm ván này thường được áp dụng trong các công trình yêu cầu độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là ở các vị trí như gác xép (gác lửng), nơi có nhu cầu tải trọng lớn và sự ổn định của mặt sàn là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Ván sàn nhựa chịu lực là gì? Tại sao được ưa chuộng đến vậy?
Ván sàn nhựa chịu lực là gì? Tại sao được ưa chuộng đến vậy?

Ván sàn chịu lực thường được chế tạo từ các vật liệu cao cấp bao gồm hạt nhựa nguyên sinh và bột đá cùng một số thành phần phụ gia khác đi kèm. Những tấm ván sàn chịu lực không chỉ bền bỉ mà còn có khả năng chống lại tác động của độ ẩm cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sử dụng lâu dài vì có thành phần của cả nhựa và đá. Một trong những đặc điểm nổi bật của ván sàn chịu lực là khả năng chống trơn trượt, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và cấu trúc dưới sàn được ổn định nhất, đồng thời mang đến một không gian an toàn và dễ chịu.

Lý do ván sàn chịu lực ngày càng trở nên phổ biến là vì chúng có nhiều ưu điểm vượt trội. 

Thứ nhất, khả năng chịu tải trọng cao lên đến 500kg/m² khiến loại ván này trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công trình có gác xép, gác lửng hoặc kệ đựng hàng. 

Thứ hai, ván sàn chịu lực còn giúp tiết kiệm chi phí rất hiệu quả. So với các vật liệu xây dựng truyền thống như bê tông hay gỗ tự nhiên, giá thành của ván sàn chịu lực hợp lý hơn, đặc biệt khi xét đến các lợi ích sử dụng lâu dài, cũng như chi phí phải bỏ ra. Quá trình thi công nhanh chóng và dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các công trình xây dựng. 

Lý do ván sàn chịu lực ngày càng trở nên phổ biến là vì chúng có nhiều ưu điểm vượt trội
Lý do ván sàn chịu lực ngày càng trở nên phổ biến là vì chúng có nhiều ưu điểm vượt trội

Thêm vào đó, ván sàn chịu lực có tính thẩm mỹ cao với bề mặt nhẵn bóng và màu sắc vân gỗ đa dạng vì được phủ 1 lớp màng film chất lượng, dễ dàng phối hợp với thiết kế tổng thể của không gian. 

Quy trình các bước thi công ván sàn chịu lực, làm gác lửng gác xép

Quy trình thi công sàn nhựa chịu lực cho gác xép yêu cầu sự chính xác và tuân thủ các bước kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thi công sàn nhựa chịu lực:

Bước 1: Lắp đặt hệ khung xương

Trước khi lắp đặt ván sàn nhựa chịu lực, ta phải lắp đặt hệ khung xương trước. Hệ khung xương là nền tảng yêu cầu bắt buộc phải có để gắn các tấm sàn lên. Vật liệu dùng cho khung xương thường là thanh sắt hộp, thép mạ kẽm hoặc inox có độ dày tối thiểu 1.4mm (kích thước phổ biến của sắt hộp là 40x80mm, 50x100mm, 60x120mm). 

Bước 1: Lắp đặt hệ khung xương
Bước 1: Lắp đặt hệ khung xương

Khoảng cách giữa các thanh xương càng nhỏ thì độ chịu tải càng tốt. Khoảng cách giữa các thanh xương cần phải đảm bảo không quá 400mm để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực của sàn. 

Khi hàn khung xương sắt mạ kẽm, cần phải bôi một lớp sơn chống gỉ lên các mối hàn để bảo vệ khỏi sự ăn mòn, giúp tăng tuổi thọ của khung xương. Đồng thời, việc mài phẳng các mối hàn cũng rất quan trọng, đảm bảo rằng toàn bộ hệ khung xương sẽ được lắp ráp một cách chắc chắn và đồng đều, tránh những điểm không đều có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của các tấm ván sàn khi lắp đặt. 

Bước 2: Ốp thanh sàn lên khung xương

Thực hiện việc bôi keo silicone lên khung xương trước khi lắp đặt các thanh sàn nhựa chịu lực. Nên bôi keo từng phần một, chỉ bôi vào khu vực cần lắp thanh sàn ngay lập tức để tránh tình trạng keo bị khô, điều này sẽ làm giảm độ bám dính và ảnh hưởng đến sự chắc chắn của lớp sàn sau khi thi công.

Bước 3: Cố định thanh sàn bằng vít  

Sử dụng vít đầu bằng để cố định các tấm sàn vào khung xương. vít cần phải có chiều dài từ 25mm trở lên để đảm bảo sự chắc chắn và không bị vênh. Sau đó, bắn thêm keo silicone vào hèm âm theo chiều dọc tấm để hạn chế nước thấm xuống khe hèm và giảm ồn khi di chuyển.

Bước 3: Cố định thanh sàn bằng vít
Bước 3: Cố định thanh sàn bằng vít

Bước 4: Lắp ghép hèm dương vào hèm âm và hoàn thiện sàn

Khi sử dụng thanh xương có kích thước lớn, cần phải đặt hai đầu thanh xương vào vị trí trung tâm của một thanh khác để đảm bảo sự vững chắc. Đối với thanh xương nhỏ, cần phải sử dụng khung xương kép để tăng cường độ bền và khả năng chịu lực của sàn. Nếu sàn có các điểm nối giữa các tấm, khi lắp đặt các tấm tiếp theo, cần lắp chúng theo kiểu so le, sao cho các điểm nối của từng hàng không nằm cùng một vị trí, giúp tăng khả năng chịu lực và tránh tạo điểm yếu cho cấu trúc sàn. Tiếp tục thực hiện các bước như vậy cho đến khi hoàn thành toàn bộ mặt sàn.

Các lưu ý khi thi công sàn chịu lực cho gác xép

Thi công sàn nhựa chịu lực ở vị trí cao như gác lửng (gác xép) cần thực hiện đúng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. 

Các lưu ý khi thi công sàn chịu lực cho gác xép
Các lưu ý khi thi công sàn chịu lực cho gác xép

Để đảm bảo an toàn, tải trọng của sàn không nên vượt quá 600kg/m². Trong những khu vực yêu cầu tải trọng lớn hơn 600kg/m², cần tiến hành gia cố hệ khung xương để nâng cao khả năng chịu lực của sàn, giúp duy trì độ bền và ổn định trong suốt quá trình sử dụng.

Giải đáp thắc mắc thi công ván sàn chịu lực làm gác xép, gác lửng 

Kích thước chi tiết của sàn chịu lực là bao nhiêu? Tại sao lại có kích thước như vậy?

Ván sàn chịu lực có kích thước như sau: Độ dày: 22mm, Độ rộng: 33,3cm, Độ dài: 3m. 

Kích thước này được thiết kế để khi lắp đặt, ba tấm thanh sàn sẽ vừa đủ để phủ rộng 1m chiều ngang. Điều này không chỉ giúp việc tính toán và lựa chọn vật liệu trở nên dễ dàng hơn, mà còn giảm thiểu tối đa việc hao hụt vật liệu, qua đó tiết kiệm chi phí cho người thi công.

Ván sàn nhựa chịu lực có thể sử dụng để ốp tường, ốp trần không?

Sản phẩm này không phù hợp để thi công trần hay ốp tường do trọng lượng của nó khá nặng. Việc lắp đặt sàn chịu lực yêu cầu phải có hệ khung xương đạt chuẩn và yêu cầu kỹ thuật thi công chuyên nghiệp để đảm bảo độ bền và tính an toàn của công trình.

Ván sàn nhựa chịu lực có thể sử dụng để ốp tường, ốp trần không?
Ván sàn nhựa chịu lực có thể sử dụng để ốp tường, ốp trần không?

Tại sao điểm nối ở hai đầu thanh sàn chịu lực cần phải đặt trên khung xương?

Điểm nối giữa hai thanh sàn phải nằm trên khung xương để đảm bảo tải trọng được phân bổ đều và khớp nối chắc chắn. Điều này giúp tăng cường khả năng chịu lực và độ ổn định của sàn trong suốt thời gian sử dụng.

Với những ưu điểm có được, sàn nhựa chịu lực đang dần trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là trong các không gian như gác xép, mang lại sự tiện nghi và an toàn cho người sử dụng. Với những thông tin cung cấp trên đây, Lê Hạ Haroma hy vọng rằng bạn đã có những thông tin hữu ích giúp quá trình thi công sàn được đảm bảo đúng kỹ thuật. 

Lê Hạ

Lê Hạ

Kinh doanh trong thời đại mới, và doanh nghiệp muốn bùng nổ nhất định phải đưa công việc đó lên lên INTERNET

Tags : tấm pvc vân đá

Share :

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến thức mới