Thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời cần lưu ý điều gì để công trình đảm bảo tuổi thọ lâu dài và đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Với nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chống thấm nước, chống mối mọt và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, sàn gỗ nhựa ngoài trời không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn đảm bảo sự bền vững và tiện lợi cho không gian sống. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, không ít người đã mắc phải những lỗi phổ biến, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho công trình. Đó là gì? Mời anh chị cùng Lê Hạ Haroma tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Cốt nền không đạt chuẩn kỹ thuật
Cốt nền là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến độ bền, độ ổn định và tính thẩm mỹ của công trình thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời. Một cốt nền không đạt chuẩn kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sàn.

Do đó, việc khảo sát mặt bằng trước khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời là bước đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng. Tiến hành khảo sát trước sẽ đảm bảo được yêu cầu đó là cốt nền thật phẳng, có độ ứng nhất định để chịu tải trọng của sàn. Ngoài ra, cốt nền cũng cần có độ dốc nhẹ khoảng 2% để có thể thoát nước dễ dàng.
Các lỗi trong quá trình thi công như không nén chặt lớp nền, không xử lý chống thấm, hay không tạo độ dốc phù hợp để thoát nước có thể khiến cốt nền không đủ vững chắc và ổn định. Từ đó, khi thi công sàn sẽ không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và tuổi thọ của sàn trong thời gian dài sử dụng.
Làm khung xương sàn sát nền
Lỗi thứ hai khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời đó là đi hệ khung xương quá sát nền sàn, điều này có thể khiến cho nước mưa, rác thải dễ dàng đọng lại dưới sàn. Về lâu dài, tình trạng ẩm mốc, mục nát và sẽ khiến sàn gỗ nhựa bị giảm tuổi thọ, mục nát.

Mặt khác, khung xương sàn sát nền hạn chế sự lưu thông không khí dưới sàn, làm tăng nguy cơ ẩm ướt và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của sàn mà còn có thể gây ra mùi khó chịu.
Khi khung xương sát nền, việc kiểm tra và bảo trì các bộ phận dưới sàn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu có vấn đề xảy ra cần bảo trì, bảo dưỡng thì việc sửa chữa sẽ phức tạp và tốn kém hơn.
Độ dày xương và thanh xương không đạt chuẩn
Xương và thanh xương là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu khi thi công sàn gỗ nhựa. Nếu hệ xương mỏng, khoảng cách quá xa sẽ không có đủ khả năng chịu lực, dẫn đến việc sàn sẽ dễ bị cong vênh, nứt gãy hoặc sập lún khi chịu tải trọng lớn hoặc chịu tác động mạnh từ các yếu tố bên ngoài.

Bên cạnh đó, khi xương và thanh xương không đạt chuẩn, bề mặt sàn có thể xuất hiện các hiện tượng lồi lõm, không phẳng, làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình. Sàn gỗ nhựa lắp đặt trên hệ thống khung xương không đạt chuẩn sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, giảm tuổi thọ và yêu cầu bảo trì, sửa chữa thường xuyên, làm tăng chi phí bảo dưỡng lâu dài.
Xương và thanh xương không đủ độ dày có thể dẫn đến sự mất ổn định của sàn, gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là trong các khu vực có nhiều người qua lại hoặc chịu tải trọng lớn.
Khoan trực tiếp sàn xuống phần nền mà không sử dụng khung xương
Thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời mà khoan trực tiếp xuống nền mà không thông qua hệ khung xương được đánh giá là sai kỹ thuật nghiêm trọng. Thực tế, hệ khung xương của sàn gỗ nhựa sẽ có rất nhiều tác dụng, không phải ngẫu nhiên mà hệ xương được lắp đặt.

Dưới đây là những lý do cần phải có hệ khung xương khi thi công sàn gỗ nhựa:
- Hỗ trợ, tạo khoảng cách giữa sàn và nền, giúp thoát nước và vệ sinh phía dưới bề mặt nền sàn dễ dàng hơn.
- Phía dưới bề mặt sàn sẽ được thoáng đãng, nhanh khô, tránh tình trạng thấm nước, ẩm mốc phát triển.
- Hệ thống khung xương giúp phân phối tải trọng đồng đều và cung cấp độ ổn định cho sàn. Khi bỏ qua khung xương, sàn có thể dễ bị lún, nứt hoặc gãy khi chịu tải trọng lớn trong quá trình sử dụng
- Sau một thời gian sử dụng, nếu sàn cần bảo trì, bảo dưỡng thì sẽ rất khó nếu sàn được khoan trực tiếp xuống nền.
Không dùng ke nhựa mà dùng ke sắt khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Chốt nhựa không bị ảnh hưởng bởi nước và không gỉ sét, rất phù hợp cho môi trường ngoài trời. Loại chốt này có thể chịu được sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ, từ nóng sang lạnh, từ khô ráo đến ẩm ướt. Bên cạnh đó, chốt nhựa có tính đàn hồi tốt, giảm thiểu sự biến dạng và gãy vỡ khi chịu tải trọng hoặc tác động lực.
Lắp đặt sàn gỗ nhựa sát mép tường
Sàn gỗ nhựa, giống như hầu hết các vật liệu xây dựng khác, có tính chất giãn nở khi nhiệt độ thay đổi. Việc lắp đặt sát mép tường không để lại khoảng trống cho sự giãn nở này, dẫn đến nguy cơ cong vênh, phồng rộp hoặc nứt gãy sàn.

Khi lắp đặt sàn sát mép tường, nước mưa hoặc nước từ các nguồn khác có thể bị đọng lại ở khu vực giữa sàn và tường, gây ra hiện tượng ẩm mốc và mục nát theo thời gian. Giải pháp đó là lắp sàn cách tường một khoảng tối thiểu từ 5 – 10mm, khoảng cách này cho phép sàn giãn nở và co lại mà không gây áp lực lên tường hoặc gây hư hỏng cho sàn.
Khoảng trống giữa sàn và tường tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, bảo trì và sửa chữa khi cần thiết. Nếu sàn được lắp đặt sát mép tường, việc kiểm tra và sửa chữa trở nên khó khăn hơn.
Khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời, việc tránh các lỗi kỹ thuật là rất quan trọng để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của công trình. Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và sử dụng vật liệu chất lượng sẽ giúp đảm bảo sàn gỗ nhựa ngoài trời bền đẹp và an toàn.